Sơ lược đặc điểm tình hình xã Tân
Thành
Xã Tân Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước được thành lập
theo Nghị định số 90/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 01/01/2000. Xã Tân Thành hiện nay có 07 ấp (gồm: ấp 2, ấp
3, ấp 4, ấp 6, ấp 7, ấp 8 và ấp Bưng Xê), được chia thành 27 xóm. Toàn xã có
diện tích tự nhiên 5.575,82 ha, chiếm
33% diện tích tự nhiên toàn thành phố (16.848 ha). Dân
số của xã có 3.644 hộ với 13.375 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 17% tổng dân số. Trên địa bàn xã có 08 dân tộc thiểu số cùng sinh sống,
bao gồm: Tày, Nùng, Khơme, Hoa, Mường, Thái, Vân kiều, Stiêng, với 503 hộ, gần 2.200
nhân khẩu, tập trung sinh sống nhiều ở ấp Bưng Xê, ấp 8; 04 cơ sở tôn giáo, 01
điểu nhóm, 01 đình, 01 miếu; 03 trường
học công lập (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non) và 01 trường tư thục; có 01
khu công nghiệp (khu công nghiệp Đồng Xoài I) và các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, tạo hàng ngàn công ăn việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
Xã Tân Thành nằm ở phía Tây thành phố Đồng Xoài, cách trung tâm
thành phố khoảng 15 km, về giao thông có vị trí thuận lợi nằm trên giao lộ Quốc
lộ 14 là đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên với Đông Nam Bộ và ngược lại nên rất thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá,
phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá với các vùng, miền; trong tương lai sẽ đầu tư tuyến đường quy hoạch số 31, đường quy hoạch số 39, đường vành
đai 32m, đặc biệt đường giao thông kết hợp du lịch hồ thủy lợi Phước Hòa. Đó là những lợi thế tạo động lực cho xã Tân Thành phát triển kinh
tế-xã hội, du lịch. Điều kiện tự nhiên mang tính chất đặc thù của một vùng trung du, dạng
địa hình bưng bàu thấp trũng, đất đai
phì nhiêu màu mỡ, chủ yếu là đất đỏ Bazan và đất xám phát
triển trên phù sa cổ rất thích hợp với
các loại cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp ngắn và dài ngày có giá trị kinh
tế như: cao su, điều, tiêu, cà phê, quýt đường, bưởi da xanh. Xã Tân Thành đang
tập trung đẩy mạnh phát triển chuỗi sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp đặc trưng gắn với phát triển du lịch vườn, trọng tâm là sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, có lợi thế của xã để tham gia
Chương trình OCOP với các sản phẩm: bưởi da xanh, bánh gai truyền thống, nấm
mối đen, nấm bào ngư xám, nấm linh chi, gắn với thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trên địa bàn xã có khoáng sản phún
sỏi đỏ với trữ lượng lớn, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công
nghiệp xây dựng phát triển. Tài nguyên nước xã Tân Thành gồm nước ngầm và nước
mặt; nguồn nước mặt tập trung các sông, hồ như: Sông Bé chạy theo ranh giới
phía Tây; Suối Cam, Suối Săm
Rin, hồ Phước Hòa.…là nguồn nước chủ yếu để phục vụ nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
Là một xã nằm xa trung tâm
thành phố Đồng Xoài, địa bàn rộng; xuất phát điểm kinh tế-xã hội còn thấp; trình độ dân trí không đồng đều; cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn đầu
tư phát triển; bên
cạnh đó việc di dân ở nhiều địa
phương khác đến sinh sống, lập nghiệp nên kéo theo nhiều vấn đề xã hội cần được
quan tâm giải quyết như: đời sống, việc làm, y tế, giáo dục, an sinh xã hội,
môi trường,…Những thuận lợi, tiềm năng
luôn đan xen với những khó khăn thách thức đã nêu đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, quân và
nhân dân xã Tân Thành luôn nỗ lực phấn đấu vượt qua
để vận động và phát triển.
Với sự lãnh đạo năng động, sáng
tạo của Đảng bộ xã, sự quản lý, điều hành có
hiệu quả của chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ xã đến các khu dân cư và sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn; đồng thời được tỉnh,
thành phố hỗ trợ, quan tâm đầu tư, hy vọng xã Tân Thành ngày càng ổn định, có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại
hóa đất nước.